Các nhà thiên văn học quốc tế vừa thực hiện các quan sát vô tuyến đầu tiên về một số thiên hà xa xôi nhất trong vũ trụ, một số trong đó chưa từng được phát hiện trước đây.
Cụ thể, hình ảnh mới được chụp bởi kính viễn vọng MeerKAT của Đài thiên văn Nam Phi.
MeerKAT chỉ mới hoạt động được vài năm nhưng đã tạo ra một vài bước đột phá tuyệt vời công cuộc thăm dò của mình, bao gồm thiết bị này đã có được cái nhìn chi tiết về hậu quả của vụ nổ năng lượng xảy ra ở trung tâm thiên hà Milky Way.
Quảng cáo
Kính thiên văn vô tuyến này có hiệu quả trong việc nghiên cứu các vật thể ở rất xa, vì chúng có thể nhìn xuyên qua khí và bụi che khuất trong các quan sát quang học. Các nhà khoa học sử dụng phần mềm để chuyển đổi các bước sóng trong dữ liệu vô tuyến thành một hình ảnh hoàn chỉnh, đầy đủ về màu sắc và độ sáng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng MeerKAT để quan sát một vùng trên bầu trời phía nam trong tổng cộng 130 giờ. Trong hình ảnh mới (có tên là DEEP2), kết quả cho thấy mỗi đốm sáng rực rỡ tượng trưng cho một thiên hà.
Điểm sáng nhất là các thiên hà có độ sáng được tăng áp nhờ lực ma sát hấp dẫn và năng lượng được phát ra từ các mảnh vụn bao quanh lỗ đen siêu lớn rất mạnh.
Trong khi đó, các chấm mờ hơn là các thiên hà xa xôi tương tự như thiên hà Milky Way. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy nhiều thiên hà trong cùng một bức ảnh, một số trong số đó cách xa hàng tỷ năm ánh sáng.
Huỳnh Dũng (Theo Universe Today) / Kiến Thức
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/moi-diem-sang-trong-hinh-anh-moi-nay-la-mot-thien-ha-xa-xoi-1322616.html